X

Quản lý tài chính cá nhân như người giàu

Người giàu không chỉ kiếm tiền giỏi mà còn biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Học được các bí quyết của người giàu giúp bạn cải thiện được lượng tiền chảy ra. Từ đó, bạn đạt được khả năng tự do tài chính, không phải canh cánh lo lắng vì sao tiền cứ không cánh mà bay.

1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Khi đã tìm đến kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, thì chắc hẳn bạn đang đau đầu về việc tiền của bạn cứ đi đâu mất. Bạn có thể là không có thu nhập cao nhưng muốn tiết kiệm để cuối tháng dư dả. Hoặc bạn trong trường hợp kiếm rất khá nhưng tiền tiêu cũng không ít. Vì vậy mà các bạn tìm đến cách kiểm soát để mong muốn tiết kiệm được nhiều hơn.

Tuy nhiên quản lý tài chính cá nhân không chỉ dừng lại ở tiết kiệm. Vậy quản lý tài chính cá nhân là gì? Có thể hiểu đơn giản là Học cách sử dụng tiền cá nhân của mình. Việc sử dụng này bao gồm chi tiêu, thu nhập, đầu tư, để dành, quỹ khẩn cấp… Quản lý tài chính cá nhân có thể cần các công cụ hoặc bí quyết riêng để sử dụng đồng tiền hiệu quả và giúp bạn đạt được tình trạng tự do về tiền bạc.

2. Có cần thiết phải quản lý tài chính cá nhân:

Một điều đáng lo là thường những bạn có vấn đề với tình trạng tài chính của mình mới quan tâm đến việc quản lý tài chính cá nhân. Việc quản lý mà hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn hơn là chỉ tiết kiệm. Sau đây là các lợi ích có thể nhắc đến ngay:

  • Không phải lo toan về tiền bạc.
  • Vẫn được chi tiêu thoải mái.
  • Không phải đi vay nợ.
  • Không gặp trường hợp cấp bách mà không có tiền xoay.
  • Có tiền mua thứ mình thích.
  • Tiền đẻ ra tiền, tăng thu nhập.

Bạn thấy đó, đây là lý do mà người giàu, họ có thu nhập cao nhưng vẫn quản lý tài chính cá nhân sát sao. Nếu bạn có phương pháp quản lý tốt, bạn sẽ thấy rằng vấn đề không phải nằm ở việc bạn kiếm tiền ra sao. Mà là bạn sử dụng tiền như thế nào. Cùng khám phá những cách người giàu quản lý tài chính nha:

3. Các phương pháp quản lý tài chính cá nhân:

Sau đây, blog sẽ giới thiệu 2 phương pháp phổ biến nhất về quản lý tài chính cá nhân. Bạn có thể lựa chọn tùy vào mục tiêu và cá tính cá nhân của mình nhé.

A. Phương pháp 50/30/20:

Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng. Nếu chưa quen phải kiểm soát gắt gao túi tiền của mình, bạn có thể bắt đầu nhẹ nhàng với phương pháp này. Nó cũng phù hợp với các bạn sinh viên, bạn trẻ chưa có gia đình, hoặc có tính cách thoải mái.

 

Đơn giản là phương pháp này gợi ý chia túi tiền của bạn ra thành 3 khoản theo tỷ lệ 50/30/20.

  • 50% – Khoản chi tiêu cố định: Bạn lấy 50% số tiền tổng để chi hết cho mọi chi tiêu cố định. Từ tiền nhà, tiện nước, điện, tiền học, ăn uống… Là tất cả những tiền cố định hàng tháng phải trả. Nên trả ngay khi bạn vừa nhận tiền lương, và luôn giữ lại hóa đơn để so sánh sự tăng giảm hàng tháng
  • 30% – Khoản chi tiêu linh hoạt: Số tiền này này bạn dành cho mua sắm và giải trí. Bạn không nên chi quá nhiều cho khoản này nhưng cũng không nên cắt giảm nó. Cho phép bản thân có một khoản chi tiêu linh động sẽ giúp cảm cảm thấy dễ chịu hơn.
  • 20% – Khoản tích lũy: Đây là khoản bạn có thể đóng băng, không đụng đến để dành trong trường hợp khẩn cấp. Hoặc dành một ít để đầu tư. Dù nhỏ nhưng nó sẽ có vai trò bảo vệ bạn trong tình huống xấu hoặc trở thành thu nhập thêm cho bạn.

Phương pháp 50/30/20 là phương pháp chia túi tiền của bạn thành các khoản nhỏ. Bạn có thể tùy tăng chỉnh tỷ lệ của nó tùy theo mục tiêu quản lý tài chính của mình. Nhưng không nên bóp tỷ lệ quá méo mó vì sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong việc kiểm soát tiền. Mục tiêu hàng đầu vẫn là sử dụng tiền thế nào để không suy nghĩ nhiều về nó mà.

B. Phương pháp 6 cái lọ:

Nghe là thấy phức tạp hơn phương pháp trên rồi đúng không? Tuy nhiên, cả hai đều dựa trên 1 bản chất trong quản lý tài chính cá nhân. Đó là chia nhỏ theo tỷ lệ. Theo như phương pháp này thì 6 lọ đó sẽ bao gồm:

Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu – 55%:

Số tiền này chiếm tỷ lệ lớn nhất. Bạn sử dụng cho thanh toán chi phí cần thiết cho các hoạt động hằng ngày như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước,… Nếu bạn đang chi tiêu hơn 55% thu nhập thì bạn đang mất cân bằng trầm trọng và nên cắt giảm những chi tiêu không cần thiết.

Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn – 10%:

Có thể hơi xa xôi, nhưng bạn cần một khoản tiền cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn. Nó có thể là mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,… Một cách hiệu quả là sau khi nhận được lương thì đóng băng ngay. Ví dụ trích tiền vào một tài khoản không sử dụng, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm, gửi ba mẹ để tránh cám dỗ mà tiêu vào số tiền này.

Lọ 3 – Quỹ giáo dục – 10% :

Đây là để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop,…để học hỏi thêm kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. Nên có khoản này vì nó sẽ khuyến khích bạn nâng cao tay nghề cho bản thân từ đó tăng thu nhập.

Lọ 4 – Hưởng thụ – 10%:

Với khoản này bạn sẽ cảm thấy tiết kiệm như không tiết kiệm vậy. Vì bạn luôn có một khoản trong quản lý tài chính cá nhân cho những việc mua sắm phù phiếm. Lâu lâu cũng cần có để tự thưởng bản thân.. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,… để có thêm động lực kiếm tiền.

Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính – 10%:

Đây là khoản dùng tiền đẻ ra tiền. Bạn sẽ dùng cho đầu tư, giao dịch, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động. Khoản này khá nhỏ nhưng lại có thể giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính sau này. Nhưng, bạn không được tiêu khoản tiền này, mà cần để chúng tiếp tục sinh lời, tái đầu tư. Nhưng cũng không nên dùng nhiều hơn khoản này vì dễ bị cuốn vào đầu tư mà vay nợ. Vì đầu tư hay giao dịch sẽ có một số rủi ro riêng.

Khi bạn muốn làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè, bạn có thể dùng khoản này. Vì cho đi là nhận lại mà. Tùy thuộc vào nguyện vọng cá nhân mà bạn có thể phân bổ khoản này lớn hay nhỏ trong quản lý tài chính cá nhân của bạn.

 

Nhìn chung trong phương pháp này, bạn cần lưu ý rằng Không được chi tiêu quá 55% và chia nhỏ các khoản khác trong vòng 10% mỗi khoản. Việc chia nhỏ túi tiền cũng sẽ cần bạn quản lý sát sao hơn. Bạn có thể dùng các ứng dụng điện thoại để kiểm soát dễ dàng.

Kết luận.

Quản lý tài chính cá nhân tốt như người giàu sẽ không thể hứa hẹn bạn có thể trở nên giàu có như họ. Nhưng giúp bạn thoát khỏi nỗi lo lắng về tiền bạc. Vì bản chất của nó là có ít xài ít, có nhiều xài nhiều. Nên kiểm soát tốt, bạn sẽ không phiền muộn về việc tiền của mình cứ không cánh mà bay nữa.

 

OlympTradeBlog:

Xem Ý Kiến (17)

  • Bài này hay nè. Đọc giao dịch hoài cũng ngán, biết quản lý tài chính cá nhân cũng cần thiết cho giao dịch nữa. Để mình không bị lố, không đi vay lãi để giao dịch.

  • Câu chuyện quản lý tài chính cá nhân, nó cũng tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích cá nhân nữa. như mấy đứa phóng khoán mà kêu nó chia 6 cái lọ sao nó chịu được. chia 3 tỷ lệ thì được

  • Người giàu người ta còn thuê người riêng để quản lý tài chính cá nhân nữa đó. Có thể cách của họ còn phức tạp hơn những cách trên nhưng cơ bản thì cách quản lý nào cũng có nguyên tắc đó thôi. Người thường sử dụng được là tốt lắm rồi

  • Trong những cách quản lý tài chính cá nhân thì khó nhất vẫn là có kỷ luật bản thân hay không. Tôi biết những cách này lâu rồi mà có làm được đâu, cứ lấy 1 ít thành nhiều rồi bể kế hoạch luôn

  • Quản lý tài chính cá nhân không là câu chuyện của riêng ai nha, ai cũng cần biết quản lý để tiền đẻ ra tiền chứ chỉ có 1 thu nhập là không có đủ

  • Mấy ông mà đưa hết tiền cho vợ quản lý tài chính cá nhân là dở rồi. Ai cũng cần tự quản lý thì mới dư dả được, mà còn giúp tiền đẻ ra tiền nữa

  • Nếu quản lý tài chính cá nhân mà đơn giản vậy thì ai cũng dư dả rồi, có điều nhiều khi tâm lý tính cách của mình chi phối khiến mình ko tuân thủ nổi các quy tắc trên

  • Người giàu họ dành nhiều thời gian quản lý tài chính cá nhân hơn đó. ko chỉ là để tiết kiệm, mà còn để đầu tư, đầu cơ, giảm tiền thuế phải trả. Bạn nên bắt đầu quản lý tài chính ngay bây giờ để tiền đẻ ra tiền

  • Mỗi khi mình muốn quản lý tài chính cá nhân mình lại thấy bị kiểm soát. mà càng kiểm soát thì càng muốn bung lụa. Bạn nên dùng một cái app hay gì đó để bớt nghĩ nhiều về việc này nha

Bài Liên Quan