23 Th4 2020

Đường RSI – Lợi thế cạnh tranh trong giao dịch Forex

Đường RSI là gì?

Đường RSI là gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe ai đó nói sử dụng chỉ báo RSI để chiếm ưu thế và tiên liệu thị trường trong Forex. Đúng là các nhà đầu tư kể cả ở những tài sản khác, cũng đang sử dụng chỉ báo này để làm công cụ tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, việc hiểu đúng về phương pháp này chưa phải ai cũng làm được. Đó là lý do mà đường RSI có thể là đòn bẩy bền vững, mà cũng có thể là “sương mù” trong thị trường chứng khoán. Vậy bản chất của đường RSI là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới của Olymp Trade nhé

1. Khái niệm cơ bản

Đường RSI, tên đầy đủ là Relative Strength Index, dịch thoáng là Chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này ở đây được hiểu là chỉ số báo động về mức độ đo lường về thay đổi giá, trong một thời gian nhất định. Hay cách khác dễ hiểu hơn là chỉ báo này sẽ báo động việc mua quá mức hoặc bán quá mức trong một mức giá của một tài sản hoặc cổ phiếu. Nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã sử dụng công cụ này như một chỉ báo phân tích kĩ thuật. Chỉ số này được định dạng ở dạng biểu đồ và giao động từ 0 đến 100.

Biểu đồ đường RSI

Biểu đồ đường RSI

2. Hiểu về công thức tính đường RSI?

RSI là một chỉ số phân tích kĩ thuật được dựa trên công thức toán học, và được chứng minh bởi nhà kĩ sư người Mĩ năm 1978. Vậy để hiểu được cốt lõi của nó, cần nắm về công thức tính như sau:

RSI = 100- [100/1 + RS)]

Trong đó:

RS = tổng tăng / tổng giảm hoặc trung bình tăng / trung bình giảm của một thời gian nhất định.

Trong trường hợp RS được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, thì được gọi là đường RSI 14.

Nếu bạn đang cảm thấy hoang mang và không muốn quay lại thời giấy bút máy tính thì đừng lo nhé. Hiện nay, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, thì việc tính toán này hoàn toàn được lập trình bằng máy tính. Việc của bạn là đọc đúng được chỉ báo này và tiến hành giao dịch dựa trên cơ sở đó.

3. Cách sử dụng đường RSI?

Như đã định nghĩa, đường RSI là chỉ số giao động từ 0 cho đến 100, nhưng sẽ có những vùng báo động cần được đặc biệt chú ý. Đó là vùng quá mua và vùng quá bán.

Những vùng cần lưu ý:

Vùng quá mua (overbought): Khi đường RSI vượt ngưỡng 70. Trên ngưỡng này có ý nghĩa là tín hiệu mà chỉ số này muốn cho nhà đầu tư thấy là muốn mua quá nhiều, đẩy vượt quá xa so với ngưỡng cân bằng.

Vùng quá bán (oversold): Khi đường RSI dưới ngưỡng 30. Trên ngưỡng này có ý nghĩa là lúc này chỉ số này cho thấy nhà đầu tư bán quá nhiều, đẩy giá quá thấp so với ngưỡng cân bằng.

Nên nhìn nhận những vùng này như thế nào?

Nói cho dễ hiểu thì  trên 70 là mua quá nhiều và dưới 30 là bán quá nhiều. Khi thuộc 2 ngưỡng này, sẽ tạo ra một động lực đẩy giá cổ phiếu về một hướng phù hợp và cân bằng lại. Tức là khi quá mua, giá sẽ có xu hướng giảm lại chứ không tăng lên và khi quá bán, giá sẽ có xu hướng tăng lên chứ không giảm đi. Một lưu ý khác là trong các xu hướng mạnh, quá mua hoặc quá bán, chỉ số RSI sẽ cố định trong thời gian dài. Ví dụ như cổ phiếu đạt mức quá mua liên tục, tức là cổ phiếu đang trong giai đoạn tăng mạnh, thì mức điều chỉnh có thể tăng lên ngưỡng 80 trong một quãng thời gian.

4. Vậy dựa vào tín hiệu nào mà bạn quyết định mua hoặc bán?

Trường hợp 1: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá mua, và đường RSI rớt dưới ngưỡng 70, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng giảm lớn hơn lớn hơn khả năng tăng giá. Khi đó, đó là tín hiệu bán.

Trường hợp 2: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá bán, và đường RSI vượt qua ngưỡng 30, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng tăng giá lớn hơn khả năng giảm giá. Khi đó, đó là tín hiệu mua.

5. Một số ý nghĩa của đường RSI:

Ngoài việc xác định tín hiệu mua và bán, đường RSI cũng có khả năng xác định xu hướng giá tương lai và xác định tính phân kì và hội tụ của giá. Đừng vội bỏ chạy với các thuật ngữ toán học này nhé, nó nói đơn giản là nhờ vào đường RSI mà mình có thể dự đoán được giá và các thời điểm giá tương tự nhau. Từ đó ra quyết định mua hay bán và bao nhiêu thôi.

Ý nghĩa 1: Dự đoán giá tương lai

RSI dự đoán xu hướng giá tăng hay giảm phụ thuộc vào 2 yếu tố: hướng và đường RSI. Cụ thể là:

Giá tăng khi:

Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên.         

Hoặc khi đường RSI nằm ở vùng 45-55 và đường RSI vượt trên vùng 55.         

Giá giảm khi:

Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống.         

Hoặc khi đường RSI ở vùng 45-55 và đường RSI vượt dưới ngưỡng 45         

Ý nghĩa 2: Xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá

RSI xác định được đặc tính này để phán đoán khi nào một xu hướng chuẩn bị kết thúc (khi nào hết tăng, khi nào hết giảm) và khi nào giá sẽ đả. Phân kỳ, hội tụ giá với RSI cũng là cách xác định xu hướng, giống chỉ báo phân kỳ hội tụ đường MACD.

Được điều Để Làm này, ta xác định của các đỉnh giá (điểm cao nhất của giá), đáy của giá (điểm thấp nhất của giá, nối hai ẳđng) Làm tương tự với đỉnh của RSI và đáy của RSI. Từ đó ta sẽ có 2 đường thẳng chéo nhau, hay là ngược chiều nhau. Trong đó đường giá hướng lên, còn đường RSI hướng xuống. Đấy chính là dấu hiệu phân kì của đường RSI và giá, điều này báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm.

Dấu hiệu hội tụ từ các điểm.

Tương tự như vậy với trường hợp giá sẽ đảo chiều từ giảm qua tăng. Hay còn gọi là dấu hiệu hội tụ. Cũng như trên, ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển lại gầ. Đây là dấu hiệu hội tụ của đường RSI và giá, điều này báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ giảm qua tăng.

Kết luận:

RSI là một thuật ngữ không mới nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị trong việc làm lợi thế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư chứng khoán và Forex. RSI thể hiện tốt nhất trong khả năng dự đoán giá tăng hay giảm hoặc dự đoán xu hướng sắp tới của giá. Điều này có vai trò then chốt trong từng quyết định đầu tư của nhà giao dịch. Việc đọc và hiểu đường RSI có thể không đơn giản bước đầu, nhưng khi thành thạo lại rất dễ dàng. Tuy nhiên, để tạo ra một chiến thuật hoàn hảo cho mỗi quyết định đầu tư, bạn cần kết hợp thêm các chỉ báo khác trên nền tảng Olymp Trade để hỗ trợ qua lại.

Nhà giao dịch thật sự hiểu được bản chất của các chỉ báo và quy luật thị trường sẽ không phụ thuộc vào một loại chỉ báo nào. Họ cũng không xem nhẹ những tín hiệu mà chỉ báo đưa ra.

Rated 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars/5 based on 5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
  • avatar image

    Ngọc Tuyền

    Th5 05, 2020

    RSI cũng dễ dùng mà cài vô thấy nó tốn diện tích sao sao á

    Reply
  • avatar image

    Gia gia

    Th5 05, 2020

    bác nào có video hướng dẫn cách cài rsi cho em xin đi

    Reply
  • avatar image

    Dương

    Th5 05, 2020

    Mình dùng RSI thì có nên dùng thêm chỉ báo khác hok hay chỉ mình nó là đủ rồi???

    Reply
  • avatar image

    Tấn tài

    Th5 05, 2020

    đường rsi dễ dùng cho dân mới chơi rồi, bác nào hay dùng chỉ báo để xác định vùng quá bán quá mua hay phân kỳ thì cứ cài rsi hay macd

    Reply
  • avatar image

    phương nam

    Th5 05, 2020

    rsi nên cài trên khung thời gian bao lâu thì được vậy bạn

    Reply
  • avatar image

    Tôn T

    Th8 03, 2020

    nghe bảo forex khó hơn giao dịch fixed time trade. Mình mới tập chơi thôi mình nên giao dịch cái nào bạn ơi?

    Reply
  • avatar image

    trung

    Th8 03, 2020

    RSI dùng cũng hay lấm các bạn cài thử đi. Dùng kèm với Zizac nữa á.

    Reply
  • avatar image

    quang

    Th8 03, 2020

    bạn hướng dẫn mình cài mt4 với bạn ơi!!! Giá trên mt4 giống với giá của web olymp trade phải không bạn?

    Reply
  • avatar image

    Kim Anh

    Th8 03, 2020

    đường RSI này với Stochastic cái nào dùng được hơn bạn? Mình cài 2 cái trên cùng 1 biểu đồ được không?

    Reply
  • avatar image

    Thắng

    Th4 21, 2021

    đường RSI này chỉ dùng trong Forex thôi hay dùng trong FTT được ạ?

    Reply

Leave a reply

Name
E-mail